Nguyên nhân đi đại tiện bị chảy máu và cách chữa trị
Last updated
Last updated
Tình trạng đi đại tiện bị chảy máu là một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, và việc này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng để biết được nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng đi đại tiện bị chảy máu thì không phải ai cũng biết được, vì vậy mọi người hãy cùng đọc bài viết này để có thể biết được nguyên nhân đi đại tiện bị chảy máu là do đâu. Đi đại tiện bị chảy máu là bệnh gì? Theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng tình trạn đi đại tiện bị chảy máu là do máu chảy từ lòng mạch vào trong ống tiêu hóa, biểu hiện của tình trạng này đó chính là nôn ra máu đối với trường hợp chảy máu tiêu hóa ở trên, và xảy ra tình trạng đi đại tiện bị chảy máu với trường hợp chảy máu tiêu hóa ở bộ phận dưới. Hậu môn là một đoạn ruột ở cuối của ống tiêu hóa, chính vì thế mà khi chảy máu hậu môn thì sẽ dẫn tới tình trạng đi đại tiện bị chảy máu. Chảy máu hậu môn thường xuất hiện khi bạn bị chảy máu tiêu hóa ở bộ phận hậu môn hoặc ở gần với hậu môn. Một số bệnh lý gây ra tình trạn đi đại tiện bị chảy máu: Bệnh trĩ : trĩ là một bệnh xảy ra ở bộ phận trực tràng, bệnh này được hình thành do sự giãn nở tĩnh mạch tại đây gây ra cách tình trạng xưng hay bị viêm nhiễm gây ra đau đớn hay xuất huyết. Xem thêm: phẫu thuật bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền? Đi đại tiện bị chảy máu là một trong những trường hợp thường thấy khi bạn bị bệnh trĩ, máu thường có hiện tượng nhỏ từng giọt hay chảy thành từng tia, tùy theo từng tình trạng bệnh mà nó sẽ biểu hiện khác nhau. Nếu như bạn điều trị sớm thì sẽ mau chóng khắc phục được bệnh và đem lại sức khỏe tốt, nếu như bạn để lâu không chịu điều trị thì tình trạng đi đại tiện bị chảy máu càng nặng và gây ra tình trạng bị mất máu, thiếu máu, chóng mặt, suy nhược cơ thể…. Nứt kẽ hậu môn: Táo bón lâu ngày khiến cho người bị cố gắn rặn mỗi lần đi đại tiện, điều này làm cho ống hậu môn bị trầy xước, xưng phù và nặng hơn thì bị nứt kẽ hậu môn. Triệu chứng thường thấy của bệnh này đó chính là gây đau nhức hậu môn, đi đại tiện bị chảy máu. Nếu như bạn không máu chóng chữa trị thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng thêm và gây ra đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Polyp trực tràng và đại tràng: Polyp hậu môn, polyp trực tràng và polyp đại tràng đều là những căng bệnh có chung một triệu chứng đó chính là đi đại tiện bị chảy máu. Máu có thể chảy thành từng đợt, bạn không bị táo bón vẫn có thể bị chảy máu, có thể xác định được bệnh bằng cách soi trực tràng, đại tràng mới biết được chính xác, và sau đó thì điều trị cắt polyp hậu môn để tránh bệnh phát triển nặng. Viêm loét đại trực tràng: đây là một căng bệnh vô cùng nguy hiểm, vì thế người bệnh khi gặp phải tình trạng bệnh đi cầu ra máu tươi máu thì cần phải chú ý và quan sát theo dõi để tránh tình trạng bệnh phát triển nguy hiểm và khó lường. Ung thư trực tràng: đây là một bệnh gây ra tình trạng đi đại tiện bị chảy máu, máu có thể chảy từng giọt hay chảy thành tia, ngoài ra thì cũng có thể gây ra tình trạng chảy mủ ở hậu môn. Khắc phục đi đại tiện bị chảy máu như thế nào? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết để được điều trị dứt điểm bệnh đi đại tiện bị chảy máu thì bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể và từ đó có những phương pháp khác phục bệnh một cách cụ thể: – Do táo bón lâu ngày thì bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và lời khuyên là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày sẽ có thể khắc phục và phòng ngừa một cách tốt nhất. – Do các bệnh về hậu môn trực tràng thì lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… để có thể giảm được các triệu chứng gây khó chịu của bệnh, và nếu như tình trạng bệnh nặng thì sẽ cang thiệp các biện pháp ngoại khoa để có thể chữa trị. – Bệnh trĩ sẽ tùy theo từng cấp độ mà có thể điều trị nội khoa hay là ngoại khoa, và bạn cũng nên kết hợp các loại thảo dược để được điều trị một cách triệt để. Một số loại thảo dược mà mọi người thường hay dùng để trị bệnh trĩ đó chính là rau diếp cá, đương quy, hoa hòe… còn nếu trĩ ở cấp độ nặng thì cần phải dùng biện pháp ngoại khoa để điều trị và kết hợp các thảo dược để phòng tránh bệnh tái phát và giúp bệnh phục hồi nhanh, an toàn.